Cách dùng lò vi sóng và những sai lầm thường gặp

  • Đăng ngày 15 Th7, 2020 01:14:50

Lò vi sóng được khá nhiều bà nội trợ lựa chọn cho gian bếp của gia đình vì một số ưu điểm của nó như nấu nhanh, hâm nóng thức ăn tốt . Tuy nhiên, cách dùng lò vi sóng không đúng có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe cũng như […]

Lò vi sóng được khá nhiều bà nội trợ lựa chọn cho gian bếp của gia đình vì một số ưu điểm của nó như nấu nhanh, hâm nóng thức ăn tốt . Tuy nhiên, cách dùng lò vi sóng không đúng có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe cũng như tạo ra những mối nguy hiểm tiềm tàng. Trong bài viết này, chúng ta cùng điểm qua những sai lầm thường gặp khi sử dụng lò vi sóng.

1.Dùng lò vi sóng không để ý đến công suất khi sử dụng

Điều này thường gặp ở các bạn nữ hơn các anh em . Mỗi một loại lò vi sóng có một sách hướng dẫn đi kèm, trong đó thể hiện rõ về công suất tương ứng với những mục đích sử dụng cũng như ví dụ về cách sử dụng lò. Chúng ta thường bỏ qua phần này và “tùy chỉnh” theo mức ước lượng và sau đó đa phần phàn nàn về chiếc lò của mình. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng chứ đừng quẳng nó vào góc nhà ngay sau khi “đập hộp” nhé.

  • Công suất cao: dùng để hâm thức ăn với thời gian nhanh như nước, cơm, thức ăn đã qua chế biến,…
  • Công suất trung bình – cao: dùng để nấu những thức ăn đặc với thời gian dài như thịt tảng, cá,… ưu điểm là làm chín đồng đều các bề mặt của thức ăn.
  • Công suất trung bình: dành cho những thực phẩm đòi hỏi thời gian nấu dài ngay cả với cách nấu truyền thống như các món hầm. Thời gian dài với công suất trung bình sẽ làm thực phẩm mềm hơn.
  • Công suất trung bình – thấp: dùng để rã đông thực phẩm, công suất này được thiết kế nhằm rã đông đồng đều các phần, mảng thực phẩm.
  • Công suất thấp: dùng để rã đông những thực phẩm nhẹ như bánh, chocolate,…

Ngoài ra với chế độ rã đông theo thời gian và theo ký, mức công suất đã được thiết kế tương ứng nên nếu dùng hai chức năng này, cứ vặn đúng số ký hoặc mức thời gian mong muốn là được.

Tham khảo thêm:

lò vi sóng eurosun

2. Không thường xuyên vệ sinh lò vi sóng

Một điều người dùng thường xuyên mắc phải đó là việc dọn vệ sinh lò, thường chúng ta có suy nghĩ “lười biếng” rằng không sao đâu, hâm có tí đồ mà việc gì phải lau dọn lò vi sóng. Điều này rất nguy hiểm vì chúng ta dùng lò để hâm nóng, rã đông rất nhiều loại thức ăn khác nhau, trong quá trình hoạt động, những mẩu thức ăn nhỏ văng ra khắp các ngóc ngách của lò và “tồn tại” lặng thầm ở đó, trở thành môi trường tốt để mốc, vi khuẩn phát triển những khi lò không hoạt động. Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn tạo nên những mùi khó chịu. Chúng ta nên vệ sinh lò vi sóng sau mỗi ngày sử dụng, hoặc hai ngày nếu bạn bận rộn, bên dưới là một cách đơn giản mà mình hay dùng.

Vệ sinh lò bằng dung dịch giấm pha loãng với tỉ lệ 3 nước 1 giấm, cho vào lò vi sóng, chọn mức trung bình và thời gian 3 phút, sau đó lau lại lò vi sóng bằng khăn sạch. Nếu muốn khử mùi mình sẽ dùng nước và chanh với cách tương tự. Mình thường không dùng nước rửa chén hoặc nước rửa kính để vệ sinh lò vì những hóa chất trong những dung dịch đó.

3. Hãy đế ý đến những vật dụng/thức ăn không nên cho vào lò

Những vật dụng bằng kim loại tuyệt đối không được cho vào lò vi sóng. Vì sóng vi ba bị phản xạ bởi kim loại và nếu chỉ phản xạ mà không bị hấp thụ bởi thức ăn sẽ dẫn đến hỏng lò vi sóng, tệ hơn là việc tạo ra tia lửa điện dẫn đến cháy, nổ.

Trứng gà: trứng sống, trứng chín, còn vỏ, hay không còn vỏ cùng không nên cho vào lò vi sóng vì nguyên nhân gây nổ cao do thay đổi áp suất bên trong vỏ cũng như lòng đỏ trứng. Khuyến cáo của các nhà sản xuất là kể cả nếu cho trứng đã luộc vào lò thì phải bóc vỏ và cắt nhỏ ra.. Tương tự với những thực phẩm có vỏ như nghêu, sò, ốc,… hay các loại hạt có vỏ cứng. Và thú vị hơn là nho và ớt là hai loại trái không nên cho vào lò vi sóng vì nguy cơ nổ và bắt lửa, ngoài ra ớt khi bị cháy trong lò tạo ra loại “khói cay” nguy hiểm.

Những loại màng bọc thực phẩm với với mác an toàn với lò vi sóng. Hiện nay có nhiều loại thực phẩm được bọc trong các bao bì nhựa với dòng chữ an toàn với lò vi sóng tuy nhiên nếu vô tình chỉnh công suất cao hơn một tí hay thời gian lâu hơn một tí, không có gì đảm bảo những loại màng bọc đó an toàn với sức khỏe người sử dụng cả. Nên hãy bỏ các loại màng bọc thực phẩm ra ngoài khi sử dụng lò vi sóng nhé.

Những loại thực phẩm đóng hộp kín, hộp đựng thức ăn bằng giấy hoặc xốp. Khi cho vào lò vi sóng để hâm nóng thức ăn, nhớ phải mở nắp các loại hộp chứa để tránh tình trạng gia tăng áp suất bên trong hộp dẫn đến nổ. Ngoài ra các loại thức ăn nhanh đựng trong các loại hộp giấy, hộp xốp phải được bỏ ra các vật dụng bằng thủy tinh hoặc sứ trước khi cho vào lò vì giấy và xốp có tính bắt lửa cao khi dùng với lò vi sóng.

4. Không dùng lò vi sóng để nấu thức ăn?

Có rất nhiều lời đồn đại về sự nguy hiểm khi dùng lò vi sóng và sóng vi ba có khả năng gây ung thư khi sử dụng lò vi sóng để nấu thức ăn. Nhưng theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) thì thức ăn được nấu bằng lò vi sóng hoàn toàn an toàn cũng như có giá trị dinh dưỡng tương tự như khi được nấu bằng bếp lửa thông thường. Ngoài ra việc nấu thức ăn bằng lò vi sóng còn là một phương pháp tiết kiệm năng lượng vì vi sóng chỉ tác động và làm nóng/chín thức ăn chứ nhiệt lượng không bị thất thoát bởi việc làm nóng chảo hay không khí xung quanh thức ăn nấu bằng bếp.

Tuy nhiên, bất lợi của việc nấu thức ăn bằng lò vi sóng là việc thức ăn có thể không được chín đều và điều này có thể dẫn tới ngộ độc thức ăn thậm chí nhiễm ký sinh trùng đối với một số loại thịt cần nấu chín kỹ.

5. Bỏng lò vi sóng, một trong những “tai nạn” phổ biến nhất của người dùng

Bỏng do sử dụng lò vi sóng hâm nóng nước/ thức uống là tai nạn phổ biến nhất của người dùng tại Mỹ (thống kê của DFA). Nguyên nhân gây bỏng phần lớn là do hiện tượng sôi trào khi sử dụng lò hâm nóng nước, còn lại là do bề mặt bên trong lò sau khi sử dụng rất nóng nhưng người dùng không cẩn thận dùng khăn hoặc găng mà vô ý bị bỏng.

Lý do là khi đun sôi nước theo cách thông thường, không khí giãn nở và thoát ra khỏi ấm nước hoặc vật chứa bằng các bọt bong bóng làm nguội nước. Tuy nhiên khi nước tinh khiết được hâm trong lò vi sóng quá lâu, các bọt bong bóng không hình thành vì vậy mà khi dù nước đã vượt khỏi nhiệt độ sôi nhưng nhìn qua vẫn như là nước ấm. Sôi trào được kích hoạt ngay lập tức chỉ với một bong bóng nước rất nhỏ hay tác động khi ta dùng muỗng khuấy nước. Khi hiện tượng này xảy ra, nước đột ngột sôi bùng lên, dù đã được lấy ra khỏi lò một lúc gây bỏng tay, chân đôi khi bắn lên mặt khi người dùng đưa mặt quá sát lò. Dù hiện tượng này ít khi xảy ra với nước máy nhưng vẫn nên chú ý không đun nước quá lâu bằng lò để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra các nhà sản xuất còn khuyến cáo sau khi lò tắt, đợi 20s sau đó mới lấy thực phẩm ra, để tránh bị bỏng do lò nóng và thức uống bị sôi trào (nếu có). Tuy nhiên hãy bảo vệ mình bằng cách hâm nóng với khoảng thời gian đúng, sử dụng găng tay cách nhiệt để lấy thực phẩm ra khỏi lò cũng như giữ khoảng cách khi tiếp xúc lò vi sóng.

Cam kết

Kinh nghiệm hay

Showroom bếp thái hà

Showroom
Showroom Bếp Thái Hà

191 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

 0944.809.686 – 0965.396.398 

 bepthaiha@gmail.com

Xem bản đồ

Showroom
Showroom Bếp Thái Hà

 191 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

 0944.809.686 – 0965.396.398 

 bepthaiha@gmail.com

Xem bản đồ