Các sản phẩm cho dù hiện đại và cao cấp thì trong quá trình sử dụng cũng không thể tránh khỏi những lỗi trục trặc thường gặp, có thể do lỗi tại bếp hoặc do người sử dụng hoặc do lắp đặt sai không đúng quy cách. Các thương hiệu bếp từ khác nhau nhưng có chung nguyên lý hoạt động và trong quá trình sử dụng chúng đều xuất hiện các mã lỗi nhất định. Người tiêu dùng cần có kiến thức về các lỗi thường gặp của bếp từ để có thể tự mình khắc phục những lỗi đơn giản mà không cần tốn kém chi phí sửa chữa.
Trước sự cố của bếp, người tiêu dùng thường hoang mang và nghĩ là bếp chất lượng kém, nhanh hỏng hoặc khắc phục không đúng cách dẫn đến giảm tuổi thọ của bếp. Bài viết dưới đây của chúng tôi đã thống kê các mã báo lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ để giúp quý khách có thể sử dụng sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất.
Các mã báo lỗi thường gặp của bếp từ: E0, E1, E2, E3, E4, E5, E6, EF, AD
Đối với các sản phẩm bếp từ nhập khẩu cao cấp, bếp sẽ thông báo bằng các mã lỗi hiển thị trên mặt bếp. Thông thường mã báo lỗi bếp từ bắt đầu với chữ “E”, nhưng một số thương hiệu bếp từ sẽ hiển thị mã báo lỗi với chữ “F” và chữ số đi kèm.
Mã báo lỗi E0:
Khi gặp trường hợp mặt bếp từ hiển thị mã E0 có nghĩa là bếp đã bật nhưng không có dụng cụ nấu, hoặc dụng cụ nấu không đúng loại phù hợp.
Thử dụng cụ nấu bếp từ bằng nam châm dưới đáy nồi
>> Cách khắc phục: Trường hợp này bạn hãy đặt đúng loại nồi inox nhiễm từ để sử dụng, Nếu như đặt nồi lên bếp rồi, bếp vẫn hiển thị E0 thì bạn kiểm tra xem nồi có phù hợp dùng với bếp từ hay không bằng cách thử nam châm vào đáy nồi. Nếu nam châm hút đáy nồi thì nồi đó dùng được cho bếp từ, còn nam châm không hút đáy nồi thì nồi bạn sử dụng không dùng được cho bếp từ, bạn hãy tìm mua bộ nồi khác thay thế.
Mã báo lỗi E1:
Trường hợp bếp đang đun hiện mã báo lỗi E1 tức là bề mặt bếp quá nóng
Dùng tay kiểm tra độ nóng của bề mặt bếp từ
>> Cách khắc phục: Việc cần làm ngay tức thì của bạn là tắt bếp, sau đó nhấc nồi ra khỏi bếp rồi kiểm tra xem có khe thông gió nào bị bịt kín không. Nếu có bạn hãy chặn bỏ khe thông gió để làm mát cho bếp. Hãy chờ cho bếp nguội ít nhất 10 phút trước khi đặt nồi lên bếp và tiếp tục bật bếp để đun nấu.
Mã báo lỗi E2:
Cảnh báo này cho biết dụng cụ nấu của bạn đã đặt trên bếp một lúc mà bên trong trống không
>> Cách khắc phục: Nếu trông nồi không có thức ăn bạn hãy cho thức ăn vào để đun nấu bình thường. Nếu mã báo lỗi này vẫn không biến mất khi nồi có thức ăn rồi thì bạn cần phải tắt bếp và để hạ nhiệt ít nhất 10 phút, sau đó bật bếp và đặt nồi trở lại để tiếp tục quá trình nấu ăn đang bị dang dở.
Mã báo lỗi E3:
Cảnh báo này cho biết nguồn điện đang bị thấp hơn 170V
Kiểm tra nguồn điện bếp từ
>> Cách khắc phục: Bạn cần tắt bếp trước. Sau đó kiểm tra lại xem cầu chì hoặc bộ ngắt mạch trong nhà có gặp vấn đề gì không. Thông thường mã báo lỗi này xuất hiện khi hệ thống điện trong nhà đang bị quá tải. Do đó, bạn cần thay thế cầu chì và bộ phận ngắt mạch nếu cần thiết. Bạn cũng cần để cho bếp hạ nhiệt ít nhất 10 phút trước khi bật bếp tiếp tục nấu.
Mã báo lỗi E4:
Khi dụng cụ nấu có nhiệt độ cao hơn 280oC hoặc khi dòng điện ở mức quá cao thì bếp sẽ hiện lỗi E4 cùng với tiếng “tít” gián đoạn.
>> Cách khắc phục: Điều cần làm đầu tiên là tắt bếp, giảm nhiệt, nhấc dụng cụ nấu khỏi bếp, xem lại dòng điện, và chờ tối thiểu 10 phút trước khi bật bếp trở lại.
Bài viết có liên quan:
Gợi ý lựa chọn bếp từ cho gia đình – Bếp từ có tốn điện không
Mã báo lỗi E5:
Lỗi E5 chỉ xuất hiện khi nào có hiện tượng trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt.
>> Cách khắc phục: Tắt bếp, chờ bếp nguội, nhiệt độ giảm xuống. Khi lỗi không còn, bạn có thể quay lại nấu nướng.
Mã báo lỗi E6:
Cảm biến nhiệt có vấn đề, có thể bị lỏng, bị tắt hoặc có thể do nhiệt độ ở đáy dụng cụ nấu quá cao
>> Cách khắc phục: Bếp cần được làm nguội ngay bằng cách tắt bếp, nhấc nồi ra, làm thông thoáng xung quanh bếp, chờ đến khi bếp nguội rồi mới nấu ăn tiếp.
Mã báo lỗi EF:
Khi màn hình LCD của bếp hiện lên mã lỗi EF nghĩa là bề mặt của bếp đang bị ướt, bếp không thể truyền nhiệt làm nóng nồi để nấu thức ăn.
Nước tràn lên bề mặt bếp cũng sẽ gây ra lỗi
>> Cách khắc phục: Hãy tắt bếp ngay, rồi lấy một chiếc khăn lau nhẹ lên bề mặt bếp để vệ sinh. Khi bếp khô, bật bếp lại là có thể sử dụng bình thường.
Mã báo lỗi AD:
Lỗi này xuất hiện khi nồi nấu quá nóng, đáy nồi không bằng phẳng, phần đáy không tiếp xúc nhiều với mặt bếp, hoặc có thể có vật cản giữa nồi với mặt bếp.
>> Cách khắc phục: Tắt bếp, kiểm tra lại vị trí đặt nồi, loại nồi. Nếu nồi không thích hợp thì đổi nồi phù hợp hơn, nếu có vật cản thì lau sạch mặt bếp và phần đáy nồi.
Trên đây là một số lỗi thông thường khi sử dụng bếp từ nói chung, ngoài ra có thể có phát sinh những lỗi không nằm trong danh mục này. Các bạn có thể gọi cho nhà cung cấp hoặc trung tâm chăm sóc khách hàng để được tư vấn và khắc phục nhanh chóng.
Lưu ý: Không tự tháo ốc vít hoặc mở bếp ra vì nếu bếp còn thời hạn bảo hành cũng sẽ không được bảo hành, như vậy để đảm bảo chất lượng nguyên bản của bếp.